Danh mục
HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU TẠI HUYỆN HÀ TRUNG
Đăng lúc: 16:37:00 06/08/2018 (GMT+7)
Mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau huyện Hà Trung là mô hình hoạt động có hiệu quả đem lại lợi ích thiết thực, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của hội viên và cộng đồng dân cư đã thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia, được cấp ủy, chính quyền và các ngành đánh giá cao.
Hà Trung là một huyện bán sơn địa, cách trung tâm khoảng 30 km về phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, có diện tích tự nhiên khoảng 24.400 ha, có 24 xã, 1 thị trấn (có 6 xã miền núi, 13 xã có đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo), có 25 tổ chức cơ sở hội, 201 chi hội phụ nữ ở 201 thôn, tiểu khu, với hơn 22 nghìn hội viên tham gia sinh hoạt, ngành nghề chủ yếu của nhân dân là làm nông nghiệp trồng cây lúa nước, phát triển trang trại vườn rừng, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Được sự quan tâm của Hội LHPN tỉnh và Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam. Hội LHPN huyện được tiếp nhận dự án " Thúc đẩy cách tiếp cận Liên Thế hệ tự giúp nhau nhằm cải thiện cuộc sống của các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam" bằng việc hỗ trợ thanh lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, toàn huyện đã thành lập 33 CLB.
Về Quy mô, thành phần của CLB: Thực hiện theo 3 nguyên tắc 70%, 30% đó là Thành viên của mỗi CLB 50 người: 70% là người từ 55 tuổi trở lên, 30% là người dưới 55 tuổi, 70% là phụ nữ, 30% là nam giới, 70% người nghèo,cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, 30% khá, giàu; Ban chủ nhiệm CLB: Mỗi CLB 05 người, trong đó: Nam 02 người, nữ 03 người, Dưới 55 tuổi: 03 người, 55-70 tuổi: 02 người, Nghèo, CN, khó khăn: 02 người; khá, giàu: 03 người
Câu lạc bộ có 8 mảng hoạt động: Chăm sóc sức khỏe; Văn hóa, văn nghệ; Hỗ trợ tăng thu nhập; Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà; TNV phát triển kinh tế/TNV hỗ trợ nguồn lực; Tự giúp nhau/ hỗ trợ cộng đồng; Quyền và lợi ích và vận động nguồn lực (sổ tấm lòng vàng)
Hoạt động văn hóa, văn nghệ: 33 CLB đã thành lập được 33 đội văn nghệ có trên 400 thành viên, trong mỗi buổi sinh hoạt các CLB đều tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ tạo khí thế vui vẻ, phấn khởi cho các thành viên, đồng thời góp phần duy trì và phát triển phong trào hóa văn nghệ ở khu dân cư và thực hiện phương châm sống vui, sống khỏe cho người cao tuổi. Các đội văn nghệ thường xuyên tập luyện và biểu diễn không chỉ trong câu lạc bộ mà còn biểu diễn ở thôn, xóm, xã trong các ngày truyền thống của quê hương, đất nước. Đặc biệt có nhiều tiết mục văn nghệ do các thành viên trong câu lạc bộ tự biên tự diễn như thơ, ca, hát, chèo để phục vụ cho các buổi sinh hoạt CLB phù hợp thiết thực có tác dụng cổ vũ tinh thần rất lớn đối cộng đồng dân cư cũng như các thành viên trong CLB…, Ngoài ra các thành viên trong CLB đã sáng tác được trên 100 bài thơ, bài hát ca ngợi về quê hương, đất nước, về ý nghĩa của CLB. Từ các hoạt động này thu hút các thành viên tham gia tích cực và ngày càng gắn bó hơn với CLB.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe: 33 CLB được cấp mỗi CLB có 01 máy đo huyết áp, 01 cân sức khỏe, mỗi một thành viên có 1 sổ theo dõi sức khỏe riêng; hàng tháng vào ngày sinh hoạt BCN đo huyết áp, cân sức khỏe cho các thành viên, phát hiện các thành viên bị bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp, tăng cân, giảm cân... qua đó đó BCN vận động các thành viên đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp; CLB duy trì tốt chế độ tập thể dục dưỡng sinh hàng ngày, và tập dưỡng sinh vào buổi sinh hoạt; 80% thành viên trong CLB thể dục đi bộ 3 lần/tuần; 33/33 CLB tổ chức mời bác sỹ khám sức khỏe cho các thành viên 2 lần/năm; CLB tích cực tuyên truyền vận động các thành viên mua Bảo hiểm y tế, đến nay có 3 CLB 100% thành viên có BHYT, 24/33 CLB có 85% trở lên thành viên có BHYT. Định kỳ hàng quý CLB tổ chức truyền thông kiến thức CSSK cho các thành viên CLB, với các nội dung như: dinh dưỡng cho người cao tuổi, cách phòng tránh bệnh huyết áp cao, bệnh huyết áp thấp, bệnh thoái hoá khớp, bệnh tiểu đường, phòng tránh các bệnh mùa hè, bệnh đột quỵ, bệnh co giật…Ngoài ra CLB tổ chức truyền thông cho thành viên ngoài cộng đồng có 8.857 lượt người tham gia, với các nội dung như: chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, cách phòng tránh bệnh cao huyết áp, bệnh thấp huyết áp, bệnh tiểu đường, phòng bệnh đột quỵ
Về hoạt động vay vốn tăng thu nhập: CLB được hỗ trợ vốn để cho thành viên vay phát triển kinh tế với tổng số vốn 3.296.000.000 đồng với lãi suất 1%/tháng (50% nhập gốc, 50% nhập quỹ hoạt động của CLB) cho 1.094 người được vay vốn, trong đó: 980 người vay 3 triệu, 114 người vay 4 triệu. Đến nay số dư 3,5 tỷ đồng. Vốn vay đầu tư chủ yếu vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, thỏ, ong, cá, kinh doanh buôn bán nhỏ, dịch vụ sản xuất nông nghiệp… Nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hàng tháng nộp lãi đầy đủ 100%, có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống cho thành viên trong CLB. Ngoài việc hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích, các CLB còn tổ chức 105 buổi nói chuyện về hoạt động tăng thu nhập cho 1.520 lượt thành viên CLB kiến thức về cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho lúa, cách làm chế phẩm enzim sinh học, cách trồng chăm sóc cây chùm ngây, trồng chuối, ủ giá đỗ, chiết cây thân leo, cách phòng dịch bệnh trong chăn nuôi, kỹ thuật nuôi thỏ, nuôi gà thả vườn... cho các thành viên được vay vốn phát triển tốt. Để hỗ trợ giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập 33 CLB đã thành lập được 78 nhóm tăng thu nhập để tương trợ, giúp nhau trong phát triển sản xuất.
Hoạt động tình nguyện viên chăm sóc tại nhà: Mỗi CLB có 6 thành viên là những tình nguyện viên chăm sóc cho ít nhất 4 người kể cả thành viên trong CLB và cả người ngoài cộng đồng. Đến nay 33 CLB có 208 tình nguyện viên nhận giúp đỡ cho 181 người trong CLB và ngoài cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày ( hoặc 1 tuần ít nhất 3 buổi) các tình nguyện viên đến tận gia đình của những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ những công việc như: động viên tâm sự, bầu bạn với họ, xoa bóp, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ, dọn vườn…những hoạt động đầy tính nhân văn đó được các thành viên trong câu lạc bộ hưởng ứng nhiệt tình và được các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng ghi nhận. Cùng với việc nhận chăm sóc tại nhà CLB còn thường xuyên thăm hỏi động viên kịp thời 314 thành viên không may bị ốm đau, bệnh tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hoạt động tự giúp nhau, hỗ trợ cộng đồng: Để góp phần phát huy truyền thống của người Việt Nam đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều, BCN CLB động viên được 211 ngày công giúp cho 96 người không may gặp hoạn nạn như giúp thu hoạch lúa, bẻ dứa, đi cấy, sửa nhà, lo việc ma chay…; BCN CLB còn tổ chức cho các thành viên trong CLB hàng tuần quét dọn vệ sinh nhà văn hóa thôn, đường làng ngõ xóm, nấu cơm cho thiếu niên cắm trại hè… Những hoạt động tình nghĩa đó đã tạo được niềm tin yêu và gắn bó hơn của thành viên đối với cộng đồng, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm văn minh giàu đẹp.
Hoạt động tình nguyện viên phát triển kinh tế: Mỗi CLB đều có ít nhất 5 Tình nguyện viên, các tình nguyện viên này luôn quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, cây giống, con giống, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho các thành viên CLB phát triển kinh tế. Để có thêm nguồn kinh phí hoạt động, BCN động viên mỗi thành viên đóng phí từ 2000đ-5000đ/người/tháng để có kinh phí chi phí cho sinh hoạt và các hoạt động của CLB/
Hoạt động quyền và lợi ích: 33 CLB đã tổ chức phổ biến tuyên truyền về Luật người cao tuổi, các chính sách liên quan đến người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…Hàng năm mỗi CLB tổ chức ít nhất 2 buổi đối thoại với chính quyền địa phương các vấn đề thành viên quan tâm: đã tổ chức được 132 buổi đối thoại với chính quyền những vấn đề đang được các TV quan tâm như các quy hoạch về NTM, nhất là các quy hoạch có liên quan như xây dựng trạm y tế, trường học, khu xử lý rác thải, nghĩa trang nhân dân, giao thông nội đồng, các thủ tục giải quyết chế độ cho người cao tuổi…đồng thời giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, đề xuất tham mưu, làm thủ tục cho thành viên CLB và cộng đồng.Trong thời gian qua 33 CLB đã tuyên truyền giúp đỡ 88 người làm hồ sơ, hưởng chế độ trợ cấp theo NĐ 67/CP, 62/CP, chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội, chế độ người cao tuổi, chế độ công dân hỏa tuyến… kịp thời, đảm bảo chế độ.
Vận động xây dựng sổ tấm lòng vàng: Sau 3 năm thực hiện có 33/33 CLB xây dựng được sổ tấm lòng vàng, vận động cộng đồng hỗ trợ mua được 33 bộ loa di động phục vụ cho sinh hoạt CLB, 5 bộ ấm chén phích, 4 bộ Bàn ghế trị giá thành tiền 12.200.000đ. Các CLB còn vận động ủng hộ để mua đồng phục cho các thành viên trong CLB, hỗ trợ thành viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mua BHYT, mua sắm các trang thiết bị, đàn nhạc, trang phục, son, phấn, phục vụ văn hóa văn nghệ...
Tác động, lợi ích của CLB đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi ở địa bàn nông thôn: Trước đây khi chưa có mô hình CLB này thì các thành viên trong BCN, chi hội trưởng hội phụ nữ khi tổ chức điều hành các cuộc họp, hội nghị đang còn rất rụt rè, lúng túng, thiếu tự tin…nhưng sau khi đã tham gia BCN CLB thì khi điều hành sinh hoạt CLB không còn lúng túng và tự tin hơn trước rất nhiều. Trước kia việc tập thể dục thường xuyên chỉ diễn ra ở những thôn có CLB dưỡng sinh còn những thôn không có thì chưa bao giờ biết đến thức vũ kinh hay thái cực quyền, không có thói quen tập thể dục…sau khi có CLB thì các TV được tham gia đều đặn hơn, tinh thần thoải mái và sức khỏe cũng được cải thiện. Mặt khác, tham gia sinh hoạt CLB các TV còn được đo huyết áp, cân nặng, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và nghe truyền thông về các nội dung liên quan đến CSSK, các chủ đề khác nhau dựa trên nhu cầu và tình hình sức khỏe thực tế của các TV trong CLB và các nội dung truyền thông đều được BCN chuẩn bị kỹ lưỡng để truyền tải đến các TV một cách tốt nhất, với mong muốn các TV trong CLB, gia đình các TV và TV ngoài cộng đồng luôn có một sức khỏe tốt nhất. Trong đó có lợi ích của phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ cao tuổi.
Hoạt động văn hóa văn nghệ và tham gia các trò chơi trong buổi sinh hoạt sôi nổi là một hoạt động không thể thiếu khi tham gia vào CLB. Trước đây chỉ có những ai là thành viên đội văn nghệ của thôn mới thể hiện năng khiếu hát hò, nhảy múa. Nhưng đến nay, không chỉ có những ai là thành viên của đội văn nghệ mà tất cả các TV đều tham gia vào hoạt động rất tích cực. Hoạt động của đội văn nghệ góp phần thu hút sự quan tâm chú ý không chỉ của các TV CLB, mà còn thu hút sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Chính quyền thôn, xã đánh giá rất cao các hoạt động văn nghệ, tập thể của CLB. Mỗi khi thôn, xã có hoạt động lớn hoặc lễ hội thì đội văn nghệ đều được mời để tham gia, ngoài ra hoạt động văn hóa – văn nghệ còn giúp các TV tham gia tích cực hơn và gắn bó lâu dài với CLB. Thông qua CLB là nơi tập hợp và thu hút đông đảo thành viên sinh hoạt để thôn xóm triển khai, tuyên truyền các hoạt động của thôn, xóm và địa phương.
Hoạt động tự giúp nhau, hỗ trợ cộng đồng và tình nguyện viên chăm sóc tại nhà của CLB đã có những lợi ích rất thiết thực đối với cộng đồng, trong đó có phụ nữ và đặc biệt là đối với phụ nữ cao tuổi. Những hoạt động tình nghĩa đó không chỉ tạo được niềm tin yêu và gắn bó hơn của thành viên đối với câu lạc bộ, mà còn tạo được tiếng vang, sự tin tưởng của người dân trong thôn, chính quyền địa phương đối với CLB. Trong 3 năm CLB đã được đón các đoàn khách quốc tế đến từ các nước: Lào, Inđonesia, Thái Lan, Anh, Nepal, Pakistan, Ý, Moldova, Philipine, Pháp…các đoàn khách trong và ngoài tỉnh: MTTQ, Hội người cao tuổi tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình; MTTQ huyện Như Xuân, Hội người cao tuổi thành phố Thanh Hóa; các huyện bạn: Nga Sơn, Bỉm Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Đông Sơn, Hoằng Hóa và lãnh đạo Hội PN các huyện trong tỉnh đến thăm quan và học tập kinh nghiệm.
Mô hình CLB Liên thế hệ thực sự đã đem lại lợi ích thiết thực, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của Hội viên do đó đã thu hút động đảo hội viên , nhất là hội viên cao tuổi tham gia sinh hoạt, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao, từ các hoạt động của câu lạc bộ đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Được sự quan tâm của Hội LHPN tỉnh và Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam. Hội LHPN huyện được tiếp nhận dự án " Thúc đẩy cách tiếp cận Liên Thế hệ tự giúp nhau nhằm cải thiện cuộc sống của các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam" bằng việc hỗ trợ thanh lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, toàn huyện đã thành lập 33 CLB.
Về Quy mô, thành phần của CLB: Thực hiện theo 3 nguyên tắc 70%, 30% đó là Thành viên của mỗi CLB 50 người: 70% là người từ 55 tuổi trở lên, 30% là người dưới 55 tuổi, 70% là phụ nữ, 30% là nam giới, 70% người nghèo,cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, 30% khá, giàu; Ban chủ nhiệm CLB: Mỗi CLB 05 người, trong đó: Nam 02 người, nữ 03 người, Dưới 55 tuổi: 03 người, 55-70 tuổi: 02 người, Nghèo, CN, khó khăn: 02 người; khá, giàu: 03 người
Câu lạc bộ có 8 mảng hoạt động: Chăm sóc sức khỏe; Văn hóa, văn nghệ; Hỗ trợ tăng thu nhập; Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà; TNV phát triển kinh tế/TNV hỗ trợ nguồn lực; Tự giúp nhau/ hỗ trợ cộng đồng; Quyền và lợi ích và vận động nguồn lực (sổ tấm lòng vàng)
Hoạt động văn hóa, văn nghệ: 33 CLB đã thành lập được 33 đội văn nghệ có trên 400 thành viên, trong mỗi buổi sinh hoạt các CLB đều tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ tạo khí thế vui vẻ, phấn khởi cho các thành viên, đồng thời góp phần duy trì và phát triển phong trào hóa văn nghệ ở khu dân cư và thực hiện phương châm sống vui, sống khỏe cho người cao tuổi. Các đội văn nghệ thường xuyên tập luyện và biểu diễn không chỉ trong câu lạc bộ mà còn biểu diễn ở thôn, xóm, xã trong các ngày truyền thống của quê hương, đất nước. Đặc biệt có nhiều tiết mục văn nghệ do các thành viên trong câu lạc bộ tự biên tự diễn như thơ, ca, hát, chèo để phục vụ cho các buổi sinh hoạt CLB phù hợp thiết thực có tác dụng cổ vũ tinh thần rất lớn đối cộng đồng dân cư cũng như các thành viên trong CLB…, Ngoài ra các thành viên trong CLB đã sáng tác được trên 100 bài thơ, bài hát ca ngợi về quê hương, đất nước, về ý nghĩa của CLB. Từ các hoạt động này thu hút các thành viên tham gia tích cực và ngày càng gắn bó hơn với CLB.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe: 33 CLB được cấp mỗi CLB có 01 máy đo huyết áp, 01 cân sức khỏe, mỗi một thành viên có 1 sổ theo dõi sức khỏe riêng; hàng tháng vào ngày sinh hoạt BCN đo huyết áp, cân sức khỏe cho các thành viên, phát hiện các thành viên bị bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp, tăng cân, giảm cân... qua đó đó BCN vận động các thành viên đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp; CLB duy trì tốt chế độ tập thể dục dưỡng sinh hàng ngày, và tập dưỡng sinh vào buổi sinh hoạt; 80% thành viên trong CLB thể dục đi bộ 3 lần/tuần; 33/33 CLB tổ chức mời bác sỹ khám sức khỏe cho các thành viên 2 lần/năm; CLB tích cực tuyên truyền vận động các thành viên mua Bảo hiểm y tế, đến nay có 3 CLB 100% thành viên có BHYT, 24/33 CLB có 85% trở lên thành viên có BHYT. Định kỳ hàng quý CLB tổ chức truyền thông kiến thức CSSK cho các thành viên CLB, với các nội dung như: dinh dưỡng cho người cao tuổi, cách phòng tránh bệnh huyết áp cao, bệnh huyết áp thấp, bệnh thoái hoá khớp, bệnh tiểu đường, phòng tránh các bệnh mùa hè, bệnh đột quỵ, bệnh co giật…Ngoài ra CLB tổ chức truyền thông cho thành viên ngoài cộng đồng có 8.857 lượt người tham gia, với các nội dung như: chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, cách phòng tránh bệnh cao huyết áp, bệnh thấp huyết áp, bệnh tiểu đường, phòng bệnh đột quỵ
Về hoạt động vay vốn tăng thu nhập: CLB được hỗ trợ vốn để cho thành viên vay phát triển kinh tế với tổng số vốn 3.296.000.000 đồng với lãi suất 1%/tháng (50% nhập gốc, 50% nhập quỹ hoạt động của CLB) cho 1.094 người được vay vốn, trong đó: 980 người vay 3 triệu, 114 người vay 4 triệu. Đến nay số dư 3,5 tỷ đồng. Vốn vay đầu tư chủ yếu vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, thỏ, ong, cá, kinh doanh buôn bán nhỏ, dịch vụ sản xuất nông nghiệp… Nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hàng tháng nộp lãi đầy đủ 100%, có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống cho thành viên trong CLB. Ngoài việc hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích, các CLB còn tổ chức 105 buổi nói chuyện về hoạt động tăng thu nhập cho 1.520 lượt thành viên CLB kiến thức về cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho lúa, cách làm chế phẩm enzim sinh học, cách trồng chăm sóc cây chùm ngây, trồng chuối, ủ giá đỗ, chiết cây thân leo, cách phòng dịch bệnh trong chăn nuôi, kỹ thuật nuôi thỏ, nuôi gà thả vườn... cho các thành viên được vay vốn phát triển tốt. Để hỗ trợ giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập 33 CLB đã thành lập được 78 nhóm tăng thu nhập để tương trợ, giúp nhau trong phát triển sản xuất.
Hoạt động tình nguyện viên chăm sóc tại nhà: Mỗi CLB có 6 thành viên là những tình nguyện viên chăm sóc cho ít nhất 4 người kể cả thành viên trong CLB và cả người ngoài cộng đồng. Đến nay 33 CLB có 208 tình nguyện viên nhận giúp đỡ cho 181 người trong CLB và ngoài cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày ( hoặc 1 tuần ít nhất 3 buổi) các tình nguyện viên đến tận gia đình của những người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ những công việc như: động viên tâm sự, bầu bạn với họ, xoa bóp, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ, dọn vườn…những hoạt động đầy tính nhân văn đó được các thành viên trong câu lạc bộ hưởng ứng nhiệt tình và được các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng ghi nhận. Cùng với việc nhận chăm sóc tại nhà CLB còn thường xuyên thăm hỏi động viên kịp thời 314 thành viên không may bị ốm đau, bệnh tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hoạt động tự giúp nhau, hỗ trợ cộng đồng: Để góp phần phát huy truyền thống của người Việt Nam đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều, BCN CLB động viên được 211 ngày công giúp cho 96 người không may gặp hoạn nạn như giúp thu hoạch lúa, bẻ dứa, đi cấy, sửa nhà, lo việc ma chay…; BCN CLB còn tổ chức cho các thành viên trong CLB hàng tuần quét dọn vệ sinh nhà văn hóa thôn, đường làng ngõ xóm, nấu cơm cho thiếu niên cắm trại hè… Những hoạt động tình nghĩa đó đã tạo được niềm tin yêu và gắn bó hơn của thành viên đối với cộng đồng, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm văn minh giàu đẹp.
Hoạt động tình nguyện viên phát triển kinh tế: Mỗi CLB đều có ít nhất 5 Tình nguyện viên, các tình nguyện viên này luôn quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, cây giống, con giống, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho các thành viên CLB phát triển kinh tế. Để có thêm nguồn kinh phí hoạt động, BCN động viên mỗi thành viên đóng phí từ 2000đ-5000đ/người/tháng để có kinh phí chi phí cho sinh hoạt và các hoạt động của CLB/
Hoạt động quyền và lợi ích: 33 CLB đã tổ chức phổ biến tuyên truyền về Luật người cao tuổi, các chính sách liên quan đến người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…Hàng năm mỗi CLB tổ chức ít nhất 2 buổi đối thoại với chính quyền địa phương các vấn đề thành viên quan tâm: đã tổ chức được 132 buổi đối thoại với chính quyền những vấn đề đang được các TV quan tâm như các quy hoạch về NTM, nhất là các quy hoạch có liên quan như xây dựng trạm y tế, trường học, khu xử lý rác thải, nghĩa trang nhân dân, giao thông nội đồng, các thủ tục giải quyết chế độ cho người cao tuổi…đồng thời giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, đề xuất tham mưu, làm thủ tục cho thành viên CLB và cộng đồng.Trong thời gian qua 33 CLB đã tuyên truyền giúp đỡ 88 người làm hồ sơ, hưởng chế độ trợ cấp theo NĐ 67/CP, 62/CP, chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội, chế độ người cao tuổi, chế độ công dân hỏa tuyến… kịp thời, đảm bảo chế độ.
Vận động xây dựng sổ tấm lòng vàng: Sau 3 năm thực hiện có 33/33 CLB xây dựng được sổ tấm lòng vàng, vận động cộng đồng hỗ trợ mua được 33 bộ loa di động phục vụ cho sinh hoạt CLB, 5 bộ ấm chén phích, 4 bộ Bàn ghế trị giá thành tiền 12.200.000đ. Các CLB còn vận động ủng hộ để mua đồng phục cho các thành viên trong CLB, hỗ trợ thành viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mua BHYT, mua sắm các trang thiết bị, đàn nhạc, trang phục, son, phấn, phục vụ văn hóa văn nghệ...
Tác động, lợi ích của CLB đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi ở địa bàn nông thôn: Trước đây khi chưa có mô hình CLB này thì các thành viên trong BCN, chi hội trưởng hội phụ nữ khi tổ chức điều hành các cuộc họp, hội nghị đang còn rất rụt rè, lúng túng, thiếu tự tin…nhưng sau khi đã tham gia BCN CLB thì khi điều hành sinh hoạt CLB không còn lúng túng và tự tin hơn trước rất nhiều. Trước kia việc tập thể dục thường xuyên chỉ diễn ra ở những thôn có CLB dưỡng sinh còn những thôn không có thì chưa bao giờ biết đến thức vũ kinh hay thái cực quyền, không có thói quen tập thể dục…sau khi có CLB thì các TV được tham gia đều đặn hơn, tinh thần thoải mái và sức khỏe cũng được cải thiện. Mặt khác, tham gia sinh hoạt CLB các TV còn được đo huyết áp, cân nặng, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và nghe truyền thông về các nội dung liên quan đến CSSK, các chủ đề khác nhau dựa trên nhu cầu và tình hình sức khỏe thực tế của các TV trong CLB và các nội dung truyền thông đều được BCN chuẩn bị kỹ lưỡng để truyền tải đến các TV một cách tốt nhất, với mong muốn các TV trong CLB, gia đình các TV và TV ngoài cộng đồng luôn có một sức khỏe tốt nhất. Trong đó có lợi ích của phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ cao tuổi.
Hoạt động văn hóa văn nghệ và tham gia các trò chơi trong buổi sinh hoạt sôi nổi là một hoạt động không thể thiếu khi tham gia vào CLB. Trước đây chỉ có những ai là thành viên đội văn nghệ của thôn mới thể hiện năng khiếu hát hò, nhảy múa. Nhưng đến nay, không chỉ có những ai là thành viên của đội văn nghệ mà tất cả các TV đều tham gia vào hoạt động rất tích cực. Hoạt động của đội văn nghệ góp phần thu hút sự quan tâm chú ý không chỉ của các TV CLB, mà còn thu hút sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Chính quyền thôn, xã đánh giá rất cao các hoạt động văn nghệ, tập thể của CLB. Mỗi khi thôn, xã có hoạt động lớn hoặc lễ hội thì đội văn nghệ đều được mời để tham gia, ngoài ra hoạt động văn hóa – văn nghệ còn giúp các TV tham gia tích cực hơn và gắn bó lâu dài với CLB. Thông qua CLB là nơi tập hợp và thu hút đông đảo thành viên sinh hoạt để thôn xóm triển khai, tuyên truyền các hoạt động của thôn, xóm và địa phương.
Hoạt động tự giúp nhau, hỗ trợ cộng đồng và tình nguyện viên chăm sóc tại nhà của CLB đã có những lợi ích rất thiết thực đối với cộng đồng, trong đó có phụ nữ và đặc biệt là đối với phụ nữ cao tuổi. Những hoạt động tình nghĩa đó không chỉ tạo được niềm tin yêu và gắn bó hơn của thành viên đối với câu lạc bộ, mà còn tạo được tiếng vang, sự tin tưởng của người dân trong thôn, chính quyền địa phương đối với CLB. Trong 3 năm CLB đã được đón các đoàn khách quốc tế đến từ các nước: Lào, Inđonesia, Thái Lan, Anh, Nepal, Pakistan, Ý, Moldova, Philipine, Pháp…các đoàn khách trong và ngoài tỉnh: MTTQ, Hội người cao tuổi tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình; MTTQ huyện Như Xuân, Hội người cao tuổi thành phố Thanh Hóa; các huyện bạn: Nga Sơn, Bỉm Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Đông Sơn, Hoằng Hóa và lãnh đạo Hội PN các huyện trong tỉnh đến thăm quan và học tập kinh nghiệm.
Mô hình CLB Liên thế hệ thực sự đã đem lại lợi ích thiết thực, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của Hội viên do đó đã thu hút động đảo hội viên , nhất là hội viên cao tuổi tham gia sinh hoạt, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao, từ các hoạt động của câu lạc bộ đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Đỗ Thị Thủy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Hà Trung
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)